Nghị định 118/2025/NĐ-CP: Quy định về tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã từ 1/7

Nghị định số 118/2025/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và cổng Dịch vụ công quốc gia, quy định cụ thể về tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã từ 1/7/2025.

Nghị định 118/2025/NĐ-CP: Quy định về tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã từ 1/7

Tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ

Ngày 9/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2025/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và cổng Dịch vụ công quốc gia. Nghị định quy định cụ thể việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã từ 1/7/2025.

Căn cứ số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tần suất tiếp nhận hồ sơ và tình hình bố trí trụ sở, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tại cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ.

Trường hợp thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị này thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ.

Đối với cơ quan của trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương, người đứng đầu cơ quan bố trí cán bộ, công chức, viên chức ra làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

Căn cứ các nguyên tắc và các quy định khác tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phù hợp với điều kiện công tác của từng bộ.

Căn cứ Nghị định này, các quy định khác của pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và điều kiện, hoàn cảnh của từng nước, từng địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của Việt Nam tại tổ chức quốc tế ở nước ngoài.

Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh

Tại cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh là tổ chức hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Tại các thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở xem xét đặc thù về quản lý dân cư, tổ chức đời sống dân cư đô thị, đánh giá mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh là tổ chức hành chính trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi là Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp) và quyết định số lượng chi nhánh trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp để thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi địa phương.

Trường hợp không lựa chọn mô hình này, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh theo quy định tại điểm a nêu trên.

Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã thuộc UBND cấp xã

Tại cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã là tổ chức hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, có con dấu và tài khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc bố trí các điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã tại địa phương trên cơ sở diện tích tự nhiên, quy mô dân số, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và số lượng hồ sơ thủ tục hành chính.

Không tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại các địa phương lựa chọn mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Căn cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ trợ đảm nhận một hoặc một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định pháp luật về đấu thầu.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa

Theo Nghị định 118/2025/NĐ-CP, Bộ phận Một cửa có nhiệm vụ công khai kịp thời, đầy đủ bằng phương tiện điện tử hoặc văn bản danh mục, nội dung thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết và được thực hiện tại Bộ phận Một cửa theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và quy định pháp luật có liên quan; đồng thời hỗ trợ tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin công khai trên phương tiện điện tử.

Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ theo quy định; số hóa, chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thu phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính (nếu có) theo quy định; từ chối tiếp nhận đối với hồ sơ chưa đúng quy định.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính...

Phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa

Nghị định nêu rõ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp bộ tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh, bao gồm:

- Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương.

- Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành giao cho địa phương tiếp nhận.

Cách thức tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính:

1. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa.

2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

3. Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Xem nhiều nhất

Đảm bảo vận hành thông suốt Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Cải cách hành chính 1 ngày trước

Vận hành thử nghiệm Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Yên Từ (mới). Ảnh: Trường GiangNgay sau khi có chỉ đạo về việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của Trung ương, UBND tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng quán triệt và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến tổ chức lại hệ thống thông tin phục vụ chính quyền số. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Nam, Nam Định thảo luận, thống nhất tham mưu, trình UBND tỉnh ban hành phương án lựa chọn các Hệ thống thông tin dùng chung. Nguyên tắc được đặt ra là “lựa chọn một hệ thống tốt nhất” thay vì “tích hợp cơ học”, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, đồng thời bảo đảm các hệ thống thiết yếu sẵn sàng hoạt động từ ngày đầu vận hành mô hình mới. Quá trình triển khai thực hiện đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ngành, địa phương và các đối tác công nghệ lớn như VNPT, Viettel để giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh và hỗ trợ kỹ thuật kịp thời cho cơ sở.Đến thời điểm hiện tại, các Hệ thống thông tin dùng chung thiết yếu đã được rà soát, tổ chức lại một cách khoa học, bảo đảm sẵn sàng đưa vào vận hành chính thức. Trong đó, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC được lựa chọn triển khai là hệ thống hiện hành của tỉnh Ninh Bình, vốn được đầu tư theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, có nhiều ưu điểm vượt trội, đồng thời được nhà cung cấp hỗ trợ nâng cấp, điều chỉnh miễn phí. Tính đến ngày 27/6/2025, toàn bộ 1.616 dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã được tích hợp thành công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời tỉnh đã công bố đầy đủ 292/292 danh mục thủ tục hành chính mới theo mô hình 2 cấp.Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh cũng đã được kiểm nghiệm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm liên thông giữa các cấp từ tỉnh đến xã. Việc cấp phát chữ ký số cho cán bộ, lãnh đạo các cấp đã hoàn tất, bảo đảm luồng gửi, nhận văn bản điện tử thông suốt, kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai theo hướng sử dụng song song hai nền tảng: Viettel phục vụ khối chính quyền, VNPT phục vụ khối Đảng và đoàn thể. Cách làm này không chỉ giúp tối ưu hạ tầng sẵn có, mà còn tránh lãng phí nguồn lực.Kết quả kiểm tra tại các điểm cầu cho thấy, thiết bị đầu cuối đã được trang bị đầy đủ, băng thông đường truyền bảo đảm, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, ổn định. Việc tổ chức họp thử giữa tỉnh và xã, cũng như giữa các xã với nhau, đều đạt kết quả tốt, bảo đảm khả năng tổ chức các cuộc họp, giao ban, chỉ đạo điều hành ngay từ ngày đầu thực hiện mô hình mới.Các hệ thống thiết yếu khác như Hệ thống thông tin báo cáo, Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, Cổng Thông tin điện tử tỉnh cũng đã được nâng cấp đồng bộ. Tỉnh đã thực hiện rà soát toàn diện, khắc phục các lỗi kỹ thuật, đồng thời đảm bảo chuẩn hóa quy trình, cấu trúc dữ liệu theo hướng dùng chung, liên thông và tích hợp.Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kim Đông giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Ảnh: Hồng GiangCùng với việc hoàn thiện về hạ tầng công nghệ, tỉnh Ninh Bình rất chú trọng đến yếu tố con người. Cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công các xã, phường mới đã được tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về vận hành hệ thống, sử dụng chữ ký số, xử lý tình huống kỹ thuật cũng như cập nhật dữ liệu và giải quyết TTHC theo quy trình mới. Bên cạnh đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã thiết lập 3 đường dây nóng, hoạt động liên tục để tư vấn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.Để đánh giá tổng thể khả năng vận hành của hệ thống trước khi đi vào chính thức, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền điện tử 2 cấp tại 7 xã, phường mới vào ngày 20/6/2025. Buổi thử nghiệm được tiến hành theo kịch bản thực tế, với các tình huống giả định sát với hoạt động thường ngày. Đồng chí Tạ Quang Phương, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: “Trong lần vận hành thử này, chúng tôi vận hành đồng thời các hệ thống: Quản lý văn bản và điều hành, Thông tin giải quyết TTHC và Hội nghị trực tuyến. Tất cả được thực hiện trong điều kiện thật, với cán bộ thật, quy trình thật. Kết quả cho thấy các chức năng vận hành ổn định, quy trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ hành chính diễn ra trơn tru. Đây là bước chạy đà kỹ lưỡng, tạo nền tảng để vận hành chính thức không gặp trục trặc”.Tham gia vận hành thử nghiệm tại điểm cầu xã Kim Đông, đồng chí Phạm Văn Thi, công chức Tư pháp hộ tịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công cho biết: “Quy trình xử lý văn bản và thủ tục hành chính được thực hiện rõ ràng, nhanh gọn. Đặc biệt, với sự hỗ trợ trực tiếp của cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, nhân viên VNPT, chúng tôi không còn lo lắng về việc bị gián đoạn trong ngày đầu triển khai chính thức”.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giải pháp công nghệ hợp lý, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương và đơn vị công nghệ, tỉnh Ninh Bình đã sẵn sàng cho việc vận hành Hệ thống thông tin phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp một cách thông suốt, hiệu quả. Điều này không chỉ góp phần hiện đại hóa nền hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị cao của tỉnh trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả, minh bạch.